Kế toán tiền lương và những điều cần hoàn thiện

Bài viết này chúng tôi chia sẻ tới các bạn về kế toán tiền lương và những điều cần hoàn thiện để các bạn nắm được những điều cần thiết phục vụ tốt trong công việc kế toán của mình.

Kế toán lao động tiền lương

Chu kỳ tiền lương và lao động được bắt đầu từ thời điểm tiếp nhận nhân sự, đến việc theo dõi thời gian làm việc hoặc sản phẩm hoàn thành; tính lương phải trả cho công nhân viên và các khoản trích theo lương, cuối cùng là thanh toán tiền lương và các khoản khác cho công nhân viên.



Hạch toán lao động

Tiếp nhận lao động là thời điểm bắt đầu của chu kỳ tiền lương và lao động. Đó là việc xem xét và ra quyết định tiếp nhận, phân phối công việc cho người lao động, quyết định phê chuẩn mức lương, phụ cấp; lập hồ sơ cán bộ nhân viên.

Để quản lý lao động về mặt số lượng, các doanh nghiệp sử dụng sổ danh sách lao động. Sổ này do phòng lao động tiền lương lập (lập chung cho toàn doanh nghiệp và lập riêng cho từng bộ phận) nhằm nắm chắc tình hình phân bổ, sử dụng lao động hiện có trong doanh nghiệp. Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn căn cứ vào sổ lao động (mở riêng cho từng người lao động) để quản lý nhân sự cả về số lượng và chất lượng lao động, về biến động và chấp hành chế độ đối với lao động.

Muốn quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng lao động, cần phải tổ chức hạch toán việc sử dụng thời gian lao động và kết quả lao động. Chứng từ sử dụng để hạch toán thời gian lao động là bảng chấm công. Bảng chấm công được lập riêng cho từng bộ phận, tổ, đội lao động sản xuất, trong đó ghi rõ ngày làm việc, nghỉ việc của mỗi người lao động. Bảng chấm công do tổ trưởng (hoặc trưởng các phòng ban) trực tiếp ghi rõ và để nơi công khai để công nhân viên chức giám sát thời gian lao động của từng người. Cuối tháng bảng chấm công được dùng để tổng hợp thời gian lao động và tính lương cho từng bộ phận, tổ, đội sản xuất.

Theo dõi thời gian làm việc hoặc khối lượng công việc hoàn thành và tính lương và các khoản phải trả cho công nhân viên là giai đoạn tổ chức chấm công, lập bảng kê và xác nhận khối lượng hoàn thành, tính lương và các khoản khác phải trả cho từng công nhân viên, từng tổ, đội, bộ phận liên quan, tính trích BHXH, BHYT, KPCĐ.

Để hạch toán kết quả lao động, kế toán sử dụng các loại chứng từ ban đầu khác nhau, tuỳ theo loại hình và đặc điểm sản xuất ở từng doanh nghiệp. Mặc dầu sử dụng các mẫu chứng từ khác nhau nhưng các chứng từ này đều mang các nội dung cần thiết như tên công nhân, tên công việc hoặc sản phẩm, thời gian lao động, số lượng sản phẩm hoàn thành nghiệm thu, kỳ hạn và chất lượng công việc hoàn thành... Đó chính là các báo cáo về kết quả như “phiếu giao, nhận sản phẩm”, “Phiếu khoán”, “Hợp đồng giao khoán”, “Phiếu báo làm thêm giờ”, “Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành”, “bảng kê sản lượng từng người”.

>> Bạn quan tâm: Dịch vụ kê khai thuế

Chứng từ hạch toán lao động phải do người lập (tổ trưởng) kí, cán bộ kiểm tra kỹ thuật xác nhận, được lãnh đạo duyệt y (quản đốc phân xưởng, trưởng bộ phận). Sau đó các chứng từ này được chuyển cho nhân viên hạch toán phân xưởng để tổng hợp kết quả lao động toàn đơn vị, rồi chuyển về phòng lao động tiền lương xác nhận. Cuối cùng chuyển về phòng kế toán doanh nghiệp để làm căn cứ tính lương, tính thưởng. Để tổng hợp kết quả lao động tại mỗi phân xưởng, bộ phận sản xuất, nhân viên hạch toán phân xưởng phải mở sổ tổng hợp do các tổ gửi đến, hàng ngày (hoặc định kỳ), nhân viên hạch toán phân xưởng ghi kết quả lao động của từng người, từng bộ phận vào sổ và cộng sổ, lập báo cáo kết quả lao động gửi cho các bộ phận quản lý liên quan. Phòng kế toán doanh nghiệp cũng phải mở sổ tổng hợp kết quả lao động để tổng hợp kết quả chung toàn doanh nghiệp.

Kế toán tổng hợp tiền lương

Chứng từ lao động

Muốn tổ chức tốt kế toán tiền lương, BHXH chính xác thì phải hạch toán lao động chính xác là điều kiện để hạch toán tiền lương và bảo hiểm chính xác theo quy định hiện nay, chứng từ lao động tiền lương bao gồm:

- Bảng chấm công

- Bảng thanh toán lương

- Phiếu nghỉ BHXH

- Bảng thanh toán BHXH

- Phiếu xác nhận sản phẩm và công việc đã hoàn thành

- Phiếu báo làm thêm giờ

Chứng từ kế toán

Dựa vào chứng từ lao động nêu trên nhân viên hạch toán phân xưởng tổng hợp là làm báo cáo gửi lên phòng lao động tiền lương và phòng kế toán để tổng hợp và phân tích tình hình chung toàn doanh nghiệp, phòng kế toán dựa vào các tài liệu trên và áp dụng các hình thức tiền lương để làm bảng thanh toán lương và tính BHXH, BHYT, KPCĐ.

Căn cứ vào bảng thanh toán lương kế toán viết phiếu chi, chứng từ tài liệu về các khoản khấu trừ trích nộp.

Thủ tục hạnh toán

Từ bảng chấm công kế toán cộng sổ công làm việc trong tháng, phiếu báo làm thêm giờ, phiếu xác nhận sản phẩm, kế toán tiến hành trích lương cho các bộ phận trong doanh nghiệp. Trong bảng thanh toán lương phải phản ánh được nội dung các khoản thu nhập của người lao động được hưởng, các khoản khấu trừ BHXH, BHYT, và sau đó mới là số tiền còn lại của người lao động được lĩnh. Bảng thanh toán lương là cơ sở để kế toán làm thủ tục rút tiền thanh toán lương cho công nhân viên. Người nhận tiền lương phải ký tên vào bảng thanh toán lương.

Theo quy định hiện nay, người lao động được lĩnh lương mỗi tháng 2 lần, lần đầu tạm ứng lương kỳ I, lần II nhận phần lương còn lại sau khi đã trừ đi các khoản khấu trừ vào lương theo quy định.

* Trường hợp ở một số doanh nghiệp có số công nhân nghỉ phép năm không đều đặn trong năm hoặc là doanh nghiệp sản xuất theo tính chất thời vụ thì kế toán phải dùng phương pháp trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất. Việc trích trước sẽ tiến hành đều đặn vào giá thành sản phẩm và coi như là một khoản chi phí phải trả. Cách tính như sau:





* Hạch toán

.Khi trích trước tiền lương nghỉ phép CNSX sản phẩm

Nợ TK622 (chi phí CN trực tiếp)

Có TK335 (chi phí phải trả)

. Khi tính lương thực tế phải trả cho CNSX nghỉ phép

Nợ TK335 chi phí phải trả

Có TK334 phải trả công nhân viên

Để phục vụ yêu cầu hạch toán thì tiền lương được chia ra làm 2 loại:

* Tiền lương chính: Là tiền lương trả cho CNV trong thời gian CNV thực hiện nhiệm vụ chính của họ bao gồm tiền lương trả theo cấp bậc và các khoản phụ cấp kèm theo (phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp khu vực)

* Tiền lương phụ: Là tiền lương trả cho CNV trong thời gian CNV thực hiện nhiệm vụ khác ngoài nhiệm vụ chính của họ và thời gian CNV nghỉ được hưởng lương theo quy định của chế độ (nghỉ phép, nghỉ do ngừng sản xuất ...)

Việc phân chia tiền lương thành lương chính lương phụ có ý nghĩa quan trọng đối với công tác kế toán và phân tích tiền lương trong giá thành sản phẩm. Tiền lương chính của công nhân sản xuất gắn liền với quá trình sản xuất sản phẩm và được hạch toán trực tiếp vào chi phí sản xuất từng loại sản phẩm, tiền lương phụ của công nhân viên sản xuất không gắn liền với các loại sản phẩm nên được hạch toán gián tiếp vào chi phí sản xuất sản phẩm.

Tài khoản kế toán sử dụng hạch toán tiền lương và BHXH, BHYT, KPCĐ

* Hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương kế toán sử dụng 2 tài khoản chủ yếu.

- TK334- Phải trả công nhân viên: là tài khoản được dùng để phản ánh các khoản phải trả và tình hình thanh toán các khoản phải trả cho công nhân viên của doanh nghiệp về tiền lương (tiền công), tiền thưởng, BHXH và các khoản khác thuộc về thu nhập của công nhân viên.

Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 334

- TK 338: “Phải trả và phải nộp khác”: Dùng để phản ánh các khoản phải trả và phải nộp cho cơ quan pháp luật, cho các tổ chức, đoàn thể xã hội, cho cấp trên về kinh phí công đoàn, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, các khoản khấu trừ vào lương theo quyết định của toà án (tiền nuôi con khi li dị, nuôi con ngoài giá thú, án phí,...) giá trị tài sản thừa chờ xử lý, các khoản vay mượn tạm thời, nhận ký quỹ, ký cược ngắn hạn, các khoản thu hộ, giữ hộ...

Kết cấu và nội dung phản ánh TK338





Tài khoản 338 chi tiết làm 6 khoản:

3381 Tài sản thừa chờ giải quyết

3382 Kinh phí công đoàn

3383 Bảo hiểm xã hội

3384 Bảo hiểm y tế

3387 Doanh thu nhận trước

3388 Phải nộp khác

Ngoài ra kế toán còn sử dụng một số TK khác có liên quan trong quá trình hạch toán như 111, 112, 138...

Sơ đồ hạch toán tổng hợp tiền lương, BHXH, KPCĐ

SƠ ĐỒ TÓM TẮT TỔNG HỢP KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG, BHXH, KPCĐ

SỰ CẦN THIẾT PHẢI HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG

Sự cần thiết phải hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương

Tiền lương là một phạm trù kinh tế rất quan trọng và phức tạp ,nó có mối quan hệ tác động qua lại với các yếu tố: kinh tế, chính trị- xã hội của từng nước trong từng thời kỳ.

Quá trình chuyển đổi từ cơ chế bao cấp sang chế độ tự chủ kinh doanh, các doanh nghiệp thực hiện tự hạch toán, lấy thu bù chi và phải đảm bảo có lãi và Nhà nước không bù lỗ.

Mục đích của kế toán tiền lương là đảm bảo tiền lương cho người lao động, tạo nên sự quan tâm vật chất, tinh thần đến kết quả lao động của họ.

Muốn vậy các doanh nghiệp phải luôn hoàn thiện các hình thức tiền lương, bởi bất kỳ một hình thức tiền lương nào cũng có những hạn chế nhất định và những hạn chế này chỉ được bộc lộ sau những thời gian thực hiện: vì vậy tuỳ thuộc vào từng loại hình kinh doanh, đặc điểm kinh doanh mà có kết quả áp dụng các hình thức tiền lương cho phù hợp.

Mục tiêu cuối cùng của tiền lương là phản ánh đúng kết quả lao động, kết quả kinh doanh, đảm bảo tính công bằng, đảm bảo tốc độ tăng tiền lương bình quân của doanh nghiệp phù hợp hơn tốc độ tăng của năng suất lao động ... Để đảm bảo các yêu cầu này, thì ngay bước đầu tiên việc xác định quỹ tiền lương phải đảm bảo tính khoa học.

Phân phối quỹ lương hợp lý là công việc khó khăn, giữa lao động quản lý và lao động trực tiếp, giữa các lao động trong cùng một bộ phận, từng cá nhân sẽ đảm bảo tính công bằng và có tác dụng khuyến khích người lao động.

Việc sử dụng tiền lương đòi hỏi phải có tính linh hoạt, làm sao không vi phạm pháp luật có hiệu quả cao. Mặt khác một phương pháp, một hình thức trả lương chỉ phù hợp với một đối tượng nhất định ...Vì vậy các phương pháp cần áp dụng một cách khoa học, chính xác nhưng cũng cần mềm dẻo, có sự điều chỉnh hợp lý tuỳ theo từng điều kiện thì mới tăng hiệu quả trong kinh doanh góp phần tiết kiệm chi phí tiền lương, hạ giá thành sản phẩm.

Ý nghĩa của việc hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương.

Tiền lương và các khoản trích theo lương là một trong những khoản chi chủ yếu và khá lớn ở nhiều doanh nghiệp nó liên quan đến chi phí kinh doanh và tính giá thành sản phẩm. Vì thế việc hoàn thiện nó mang lại hiệu quả cho sản xuất kinh doanh.

Tiền lương với tư cách là yếu tố chi phí đầu vào của quá trình sản xuất

Sức lao động là một yếu tố quan trọng nhất trong quá trình sản xuất kinh doanh cùng với các yếu tố khác để tạo ra sản phẩm dịch vụ cho thị trường.

Hiện nay mục tiêu chính của các doanh nghiệp là tìm kiếm lợi nhuận, mà vấn đề cụ thể được các doanh nghiệp quan tâm đều là làm thế nào để hạ giá thành sản phẩm, giảm chi phí tiền lương là một trong ba yếu tố để hạ giá thành sản phẩm.

Tiền lương mà doanh nghiệp trả cho người lao động là tuân theo quy luật cung-cầu, giá cả của thị trường sức lao động và pháp luật hiện hành của Nhà nước. Vậy doanh nghiệp không thể cứ trả lương thấp cho người lao động là được. Thị trường sức lao động là thị trường sức lao động phức tạp, đòi hỏi người quản lý phải biết lựa chọn mức lương trả cho người lao động một cách hợp lý để đảm bảo cho quá trình sản xuất diễn ra được tốt.

Tiền lương với tư cách là nguồn thu nhập chủ yếu để đảm bảo ổn định và nâng cao đời sống của người lao động.

Đối với người lao động, tiền lương là động cơ chủ yếu để họ quyết định làm việc cho doanh nghiệp. Tiền lương chính là nguồn lợi kinh tế chủ yếu của người lao động. Nhu cầu của cuộc sống ngày càng cao thì lợi ích kinh tế của tiền lương càng lớn, người lao động khi quyết định làm việc cho doanh nghiệp cũng là lúc họ xác định lợi ích thu được từ tiền lương. Song không phải là tiền lương danh nghĩa mà là tiền lương thực tế.

Phát triển doanh nghiệp cùng các dịch vụ kế toán thuế trọn gói tại Hà Nội giúp doanh nghiệp giảm chi phí thấp nhất cho việc chi trả khoảng tiền lương cho nhân viên kế toán.

Tính khấu hao TSCĐ đã qua sử dụng



Qua bài viết này Công ty làm dịch vụ kế toán xin hướng dẫn cách tính khấu hao TSCĐ đã qua sử dụng, cách xác định nguyên giá và hạch toán tài sản cố định đã qua sử dụng.

Theo thông tư 45/2013/TT-BTC ngày 25/4/2013 quy định:

1. Cách xác định nguyên giá TSCĐ (kể cả mua cũ và mới)

Nguyên giá = Giá mua thực tế + Các khoản thuế + Các khoản chi phí liên quan

- Giá mua thực tế là giá trên hóa đơn (Không bao gồm thuế GTGT nhé)

- Các chi phí liên quan như: lãi tiền vay phát sinh trong quá trình đầu tư mua sắm TSCĐ; chi phí vận chuyển, bốc dỡ; chi phí nâng cấp; chi phí lắp đặt, chạy thử; lệ phí trước bạ và các chi phí liên quan trực tiếp khác.

VD: Công ty kế toán Thiên Ưng mua 1 xe ô tô cũ đã qua sử dụng của 1 công ty khác, giá trị ghi trên hóa đơn là: 500 tr, thuế GTGT 10%: 50tr. Lệ phí trước bạ: 60tr.

Cách hạch toán nguyên giá TSCĐ:

Nợ TK 211: = 500 tr


Nợ TK 133: = 50 tr

Có TK 112 = 550tr

Lệ phí trước bạ:

Nợ TK 211 = 60tr

Có TK 3339 = 60tr

Nợ TK 3339: 60tr

Có TK 112: = 60tr

=> Tổng nguyên giá TSCĐ: = 500 tr + 60 tr = 560 tr.

2. Cách tính khấu hao TSCĐ đã qua sử dụng:

a. Mức trích khấu hàng năm:

Mức trích khấu hao hàng năm = Nguyên giá của TSCĐ/Thời gian trích khấu hao


Trong đó:

- Thời gian trích khấu hao TSCĐ đã qua sử dụng được tính như sau:


Thời gian trích khấu hao của TSCĐ = Giá trị hợp lý của TSCĐ x Thời gian trích khấu hao của TSCĐ mới cùng loại xác định theo Phụ lục 1 (ban hành kèm theo Thông tư 45)


Giá bán của TSCĐ cùng loại mới 100% (hoặc của TSCĐ tương đương trên thị trường)

Trong đó:

- Giá trị hợp lý của TSCĐ: Là giá mua hoặc trao đổi thực tế (trong trường hợp mua bán, trao đổi), giá trị còn lại của TSCĐ hoặc giá trị theo đánh giá của tổ chức có chức năng thẩm định giá (trong trường hợp được cho, được biếu, được tặng, được cấp, được điều chuyển đến ) và các trường hợp khác.

- Thời gian trích khấu hao của TSCĐ mới cùng loại, xem tại đây:Khung thời gian trích khấu hao các loại tài sản cố định

b. Mức trích khấu hao hàng tháng:

Mức trích khấu hao hàng tháng = Mức trích khấu hao hàng năm 12 tháng - Nếu mua về sử dụng ngay trong tháng:


Mức khấu hao trong tháng p/s = (Mức trích khấu hao theo tháng X Số ngày sử dụng trong tháng)/Tổng số ngày của tháng p/s

Trong đó:

Số ngày sử dụng trong tháng = Tổng số ngày của tháng p/s – Ngày bắt đầu sử dụng + 1

VD: Cùng với với ví dụ bên trên, công ty kế toán Thiên Ưng hướng dẫn cách tính khấu hao và hạch toán chi phí khấu hao như sau:

- Giá trị hợp lý của TSCĐ (là giá trên hóa đơn GTGT) = 500tr.

- Giá bán của TSCĐ cùng loại mới 100% (hoặc của TSCĐ tương đương trên thị trường) là: 1 tỷ

- Thời gian trích khấu hao của TSCĐ mới cùng loại là: từ 6 – 10 năm (công ty lựa chọn 6 năm).

=> Thời gian trích khấu hao = (500tr / 1 tỷ) x 6 = 3 năm

=> Mức trích khấu hao hàng năm = (Nguyên giá / thời gian trích khấu hao) = 560 tr/ 3 năm = 187 tr/năm

=> Mức trích khấu hao hàng tháng = 187 tr / 12 tháng =15.580.000/tháng

3. Cách hạch toán tài sản cố định đã qua sử dụng.

- Cùng ví dụ trên, hàng tháng công ty tiến hành hạch toán chi phí khấu hao như sau:

Nợ TK 641, 642 : 15.580.000

Có TK - 214: 15.580.000

Lưu ý: Trước khi trích khấu hao TSCĐ, DN phải đăng ký phương pháp trích khấu hao TSCĐ với chi cục thuế quản lý.

- Nếu bạn cần có thể xem thêm: Mẫu Đăng ký phương pháp trích khấu hao tài sản cố định

>> Tham khảo: Dịch vụ kê khai thuế hàng tháng
Nguồn: Sưu tầm

Quyết toán thuế cần chuẩn bị những gì?

Khi nhận được công văn của Chi cục thuế chủ quản thông báo xuống quyết toán thuế, đa phần anh chị em mới vào nghề hoặc chưa đảm đương nhiệm vụ này lần nào đều cảm thấy bối rối. Vậy chúng ta cần chuẩn bị những gì? Cơ quan thuế cần những gì?
Quyết toán thuế cần chuẩn bị những gì?
1 - Công tác sắp xếp chứng từ gốc
- Chúng ta cần sắp xếp chứng từ gốc hàng tháng theo tuần tự của bảng kê thuế đầu vào đầu ra đã in và nộp báo cáo cho cơ quan thuế hàng tháng.
- Mỗi chứng từ hoặc một nhóm chứng từ phải kèm theo phiếu thu, phiếu chi, phiếu kế toán,...có đầy đủ chữ ký theo chức danh.
- Kẹp riêng chứng từ của từng tháng, mỗi tháng một tập có bìa đầy đủ.
2 - Sắp xếp báo cáo đã nộp cho cơ quan thuế
- Đi kèm theo chứng từ của năm nào là báo cáo của năm đó. Một số báo cáo thường kỳ là: Tờ khai kê thuế GTGT, XNK, Môn Bài, TTDB,...
- Báo cáo tài chính, quyết toán thuế TNDN, TNCN, hoàn thuế kèm theo của từng năm
3 - Chuẩn bị sổ sách đã in hàng năm (theo hình thức NCK)
- Sổ nhật ký chung
- Sổ nhật ký bán hàng
- Sổ nhật ký mua hàng
- Sổ nhật ký chi tiền
- Số nhật ký thu tiền
- Sổ chi tiết công nợ phải thu cho tất cả các khách hàng
- Sổ chi tiết công nợ phải trả cho tất cả các nhà cung cấp
- Biên bản xác nhận công nợ của từng đối tượng (nếu có) cuối năm.
- Sổ quỹ tiền mặt và sổ chi tiết ngân hàng.
- Sổ cái các tài khoản: 131, 331, 111, 112, 152, 153, 154, 155, 211, 214,...621, 622, 627, 641, 642,...Tùy theo doanh nghiệp sử dụng quyết định 48 hoặc 15.
- Sổ tổng hợp về tình hình tăng giảm tài sản cố định
- Sổ tổng hợp về tình hình tăng giảm công cụ dụng cụ
- Sổ khấu hao tài sản cố định
- Sổ khấu hao công cụ dụng cụ
- Thẻ kho/ sổ chi tiết vật tư
- Bảng tổng hợp nhập xuất tồn từng kho
- Toàn bộ chứng từ đã nhập đều phải in ra ký (đầy đủ chữ ký).
Lưu ý: số thứ tự các phiếu phải được đánh và sắp xếp tuần tự.
4 - Sắp xếp các hợp đồng kinh tế
- Sắp xếp đầy đủ theo tuần tự từng hợp đồng đầu vào/ đầu ra.
- Kiểm tra các biên bản, giấy tờ của từng hợp đồng nếu có.
- Hợp đồng lao động và hệ thống thang bảng lương
- Các quyết định bổ nhiệm, điều chuyển công tác, tăng lương.
5 - Hồ sơ pháp lý
- Chuẩn bị đầy đủ cả gốc và photo công chứng (xác thực).
- Các công văn đến/đi liên quan đến cơ quan thuế.
Đây chỉ là số vốn ít ỏi của bản thân mong rằng sẽ nhận được nhiều hơn các chia sẻ của các bạn để giúp công việc kế toán tốt hơn.
Chúc các bạn thành công!
Ngoài ra các bạn quan tâm có thể tham khảo thêm các dịch vụ kế toán trọn gói giá rẻ của chúng tôi:


Thủ thuật tăng lợi nhuận

Thủ thuật tăng lợi nhuận gồm những gì? Bài viết này Công ty tư vấn quản lý thuế sẽ giới thiệu đến các bạn. 
Thủ thuật tăng lợi nhuận
Xem thêm:

Thứ nhất, DN có thể tăng doanh thu và lợi nhuận thông qua việc thực hiện giao dịch vào cuối kỳ kế toán với khách hàng mà không yêu cầu khách hàng thanh toán ngay (do được chiếm dụng vốn nên họ sẵn sàng chấp nhận).
Giao dịch này được thừa nhận như là bán hàng trả chậm, chứ không phải là bán hàng qua đại lý và nghiễm nhiên làm tăng doanh số và lợi nhuận của DN trong kỳ. Thủ thuật này thực tế là việc chuyển doanh thu và lợi nhuận của kỳ sau sang kỳ báo cáo.
Thứ hai, DN sử dụng chính sách giá buộc khách hàng tự nguyện tăng doanh số trong kỳ bằng việc thông báo sẽ tăng giá vào đầu năm tài chính năm sau. Khách hàng sẽ phản ứng lại bằng việc sẵn sàng “ôm” sản phẩm của DN để chờ tăng giá. Tuy nhiên, việc này chỉ có thể áp dụng với các sản phẩm đang được ưa chuộng và có tính khan hiếm hoặc hàng hoá thiết yếu.
Thứ ba, ghi nhận trước doanh thu và lợi nhuận đối với các hoạt động có thời gian dài. Thủ thuật này thường được áp dụng trong các DN xây dựng.
Doanh thu sản phẩm cung cấp phải mất nhiều năm nên DN được phép ghi nhận định kỳ (như hợp đồng xây dựng), dựa trên ước tính chủ quan của bên nghiệm thu là DN tiến hành viết hoá đơn và ghi nhận doanh số cũng như lợi nhuận. Thời gian thi công kéo dài suốt nhiều năm tài chính là cơ sở để thực hiện thủ thuật này. DN có thể chuyển doanh thu và lợi nhuận từ năm sau về năm hiện tại và ngược lại.
Thứ tư, lợi dụng các ước tính kế toán. Bằng cách lợi dụng các ước tính kế toán như: các khoản dự phòng, chi phí trả trước, chi phí trích trước và khấu hao tài sản cố định, DN có thể tăng hoặc giảm chi phí theo ước muốn chủ quan để có được con số lợi nhuận mong muốn.
Cụ thể: với khấu hao, theo luật định, danh mục tài sản cố định tại DN buộc phải thực hiện khấu hao trong khoảng thời gian nhất định và đây là cơ sở để lựa chọn nhằm tăng hoặc giảm chi phí có thể với chi phí khấu hao;
Với các khoản dự phòng phải thu, DN được lập dự phòng với các khoản phải thu quá 3 tháng, nhưng quá trình kinh doanh sẽ luôn tạo một nguồn vốn gối đầu mà DN bị chiếm dụng với khách hàng quen thuộc của mình. Vì vậy DN có thể ghi nhận các khoản thanh toán công nợ trong các giao dịch gần đây cho các lần mua hàng gần nhất và lần mua hàng xa hơn sẽ được quy vào nợ phải thu khó đòi và lập dự phòng.
Cắt giảm các chi phí hữu ích
Một thủ thuật khác cũng rất đáng lưu ý là việc cắt giảm các chi phí hữu ích như chi phí nghiên cứu và phát triển, quảng cáo, duy tu bảo dưỡng thiết bị… cũng là một cách có thể làm tăng lợi nhuận. Tuy nhiên, vì các chi phí này có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của DN về lâu dài, nên sử dụng giải pháp này đồng nghĩa với các việc hy sinh các khoản lợi nhuận tiềm năng trong tương lai.
Trong một số tình huống, khi lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh chính không đem lại kết quả như mong muốn, để tăng lợi nhuận, DN có thể bán các khoản đầu tư sinh lời. Động thái này thường được ví như “gặt lúa non”. Vì thế, áp dụng biện pháp trên có nghĩa là DN tự bỏ qua tiềm năng sinh lợi lớn từ các khoản đầu tư này trong những năm tiếp theo.
Nhà đầu tư và các thủ thuật làm tăng lợi nhuận
Các thủ thuật trên nhằm làm gia tăng doanh số và lợi nhuận trong kỳ chắc chắn không thể bền lâu.
Việc liên tục phải mượn doanh thu của các kỳ sau để đáp ứng được kỳ vọng của NĐT hay vì một mục đích riêng nào đó cuối cùng sẽ gây sức ép mạnh mẽ lên kỳ vọng tăng trưởng và càng về sau càng khó thực hiện.
Dù áp dụng thủ thuật nào, về lâu dài đều không có lợi cho NĐT cũng như cho chính DN. Xét trên phạm vi toàn xã hội, hậu quả còn nặng nề hơn, vì bê bối tài chính của một DN không chỉ ảnh hưởng đến riêng DN đó, mà còn làm xói mòn lòng tin của NĐT đối với thị trường.
Để ngăn chặn những tác động tiêu cực của việc làm sai lệch giá trị, các DN cần có ý thức cung cấp thông tin đầy đủ và minh bạch cho NĐT. Bên cạnh đó, NĐT cũng cần tỉnh táo để không đẩy mọi việc đi quá xa ngoài tầm kiểm soát.

Công việc của kế toán tổng hợp

Công việc của kế toán tổng hợp gồm những gì? Bài viết này công ty tư vấn quản lý thuế Hà Nội xin đưa ra những công việc sau:
Công việc của kế toán tổng hợp
Xem thêm:


1.Trách nhiệm:
- Kiểm tra đối chiếu số liệu giữa các đơn vị nội bộ, dữ liệu chi tiết và tổng hợp.
- Kiểm tra các định khoản nghiệp vụ phát sinh
- Kiểm tra sự cân đối giữa số liệu kế toán chi tiết và tổng hợp
- Kiểm tra số dư cuối kỳ có hợp lý và khớp đúng với các báo cáo chi tiết.
- Hạch toán thu nhập, chi phí, khấu hao, TSCĐ, công nợ, nghiệp vụ khác, thuế GTGT và báo cáo thuế khối văn phòng CT, lập quyết toán văn phòng công ty.
-Theo dõi công nợ khối văn phòng công ty, quản lý tổng quát công nợ toàn công ty. Xác định và đề xuất lập dự phòng hoặc xử lý công nợ phải thu khó đòi toàn công ty.
- In sổ chi tiết và tổng hợp khối văn phòng, tổng hợp theo công ty theo quy định
- Lập báo cáo tài chính theo từng quý, 6 tháng, năm và các báo cáo giải trình chi tiết
- Hướng dẫn xử lý và hạch toán các nghiệp vụ kế toán
- Tham gia phối hợp công tác kiểm tra, kiểm kê tại các đơn vị cơ sở
- Cải tiến phương pháp hạch toán và chế độ báo cáo
- Thống kê và tổng hợp số liệu kế toán khi có yêu cầu
- Cung cấp số liệu cho ban giám đốc hoặc các đơn vị chức năng khi có yêu cầu
- Giải trình số liệu và cung cấp hồ sơ, số liệu cho cơ quan thuế, kiểm toán, thanh tra kiểm tra theo yêu cầu của phụ trách văn phòng KT - TV
- Kiến nghị và đề xuất biện pháp khắc phục cải tiến
- Lưu trữ dữ liệu kế toán theo quy định
2. Quyền hạn:
- Trực tiếp yêu cầu cacsd kế toán điều chỉnh nghiệp vụ khi phát sinh sai
- Yêu cầu trực tiếp kế toán viên cung cấp báo cáo kịp thời đầy đủ theo quy định
3. Quan hệ:
-  Nhân sự chỉ đạo và báo cáo phụ trách phòng Kế toán - tài vụ
- Nhận thông tin và thông tin trực tiếp các kế toán viên
- Đảm bảo yêu cầu bảo mật thông tin kinh tế -tài chính
- Liên hệ các bộ phận khác thông qua phụ trách phòng KT - TV hoặc theo quy định.
4. Tiêu chuẩn yêu cầu:
- Có năng lực nghiệp vụ kế toán, có khả năng tổng hợp, nắm vững chế độ kế toán.
- Tổ chức, sắp xếp và xây dựng kế hoạch để thực hiện nhiệm vụ được phân công.
- Biết tổng hợp và phân tích báo cáo. Thi hành nhiệm vụ chính xác và đúng quy định.
- Có kiến thức căn bản về công nghệ quy trình sản xuất trong công ty
 - Sử dụng máy vi tính thành thạo( phần mềm excel, phần mềm kế toán).

Tiền lương tháng 13 có được đưa vào chi phí?

Tiền thưởng tháng 13 có được đưa vào chi phí khi tính thuế TNDN ko? Có phải tính thuế TNCN không? Đó là câu hỏi của nhiều bạn kế toán. Bài viết này Công ty tư vấn quản lý Hà Nội xin giải đáp các vướng mắc trên của các bạn.
Tiền lương tháng 13 có được đưa vào chi phí?
Xem thêm:

1. Tiền lương tháng 13 có được đưa vào chi phí không?
Theo điều 103 Bộ luật Lao động 2012 quy định là “Tiền thưởng” như sau:
- Tiền thưởng là khoản tiền mà DN thưởng cho NLĐ căn cứ vào kết quả SXKD hằng năm và mức độ hoàn thành công việc của NLĐ.
- Quy chế thưởng do DN quyết định và công bố công khai tại nơi làm việc sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở.
Theo Điểm 2.5, Khoản 2, Điều 6, Thông tư 78/2014/TT-BTC quy định các khoản chi phí không được trừ gồm:
- Các khoản tiền lương, tiền thưởng cho người lao động không được ghi cụ thể điều kiện được hưởng và mức được hưởng tại một trong các hồ sơ sau: Hợp đồng lao động; Thỏa ước lao động tập thể; Quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty, Tập đoàn; Quy chế thưởng do Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc quy định theo quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty.
Theo Điều 11 Nghị định 114/2002/NĐ-CP ngày 31-12-2002 của Chính phủ quy định như sau:
- Căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh hàng năm và mức độ hoàn thành công việc của NLĐ, DN thưởng cho NLĐ trên cơ sở hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể mà hai bên đã thỏa thuận.
- DN có trách nhiệm ban hành quy chế thưởng để thực hiện đối với NLĐ sau khi tham khảo ý kiến ban chấp hành công đoàn cơ sở. Quy chế thưởng phải được công bố công khai trong doanh nghiệp.
Kết luận:
Để đưa khoản chi phí tiền lương tháng 13 vào chi phí thì cần:
- Ghi cụ thể điều kiện được hưởng và mức được hưởng tại một trong các hồ sơ sau: Hợp đồng lao động; thoả ước lao động tập thể; quy chế tài chính của Công ty; Quy chế thưởng của Công ty.
- Quyết định lương thưởng.
- Phiếu chi tiền thưởng.
- Chi trả trước thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế.
Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm Công văn 5335/CT-TTHT ngày 30/06/2011 của Cục thuế TP. Hồ Chí Minh.
2. Tiền thưởng lương tháng 13 có tính thuế TNCN không?
Theo khoản 2 điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC ngày 15/08/2013 của BTC quy định: Các khoản thu nhập chịu thuế TNCN gồm:
- Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công dưới các hình thức bằng tiền hoặc không bằng tiền.
Kết luận:
- Khoản tiền thưởng lương tháng 13 là khoản thu nhập chịu thuế TNCN.
- Thời điểm tính thuế TNCN là thời điểm DN chi trả lương thưởng cho NLĐ.
VD: Tháng 1/2014 DN bạn trả tiền lương tháng 13 cho nhân viên. Thì bạn cộng gồm khoản tiền lương tháng 13 vào và tính thuế TNCN như bình thường.

Nội dung cho bản báo cáo tài chính

Báo cáo tài chính là các báo cáo kế toán cung cấp các thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và các luồng tiền của doanh nghiệp đáp ứng các cầu cho những người sử dụng chúng trong việc đưa ra các quyết định về kinh tế. Nội dung cho bản báo cáo tài chính là gì? Bài viết này chúng tôi cùng các bạn tìm hiểu nhé!
Nội dung cho bản báo cáo tài chính
Xem thêm:

Báo cáo tài chính là gì?
Báo cáo tài chính là các báo cáo kế toán cung cấp các thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và các luồng tiền của doanh nghiệp đáp ứng các cầu cho những người sử dụng chúng trong việc đưa ra các quyết định về kinh tế.
Hệ thống báo cáo tài chính?
1. Báo cáo tài chính được lập theo chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán dùng để tổng hợp và thuyết minh về tình hình kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán.
2. Báo cáo tài chính của đơn vị kế toán thuộc hoạt động thu, chi ngân sách nhà nước, cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, tổ chức có sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước và đơn vị sự nghiệp, tổ chức không sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước gồm:
a) Bảng cân đối tài khoản;
Bảng cân đối tài khoản hay còn gọi là bảng cân đối số phát sinh tài khoản thể hiện chi tiết Số dư đầu kỳ, Số phát sinh (Kỳ này và lũy kế kể từ đầu năm), Số dư cuối kỳ của tất cả các tài khoản kế toán có sử dụng hạch toán.
b) Báo cáo thu chi;
Báo cáo thu chi bao gồm thu vào ngân sách những gì, chi ngân sách những gì, dự kiến thu chi ngân sách trong thời gian tiếp theo, các giải pháp để thực hiện nhiệm vụ thu chi ngân sách trong thời gian tiếp theo.
c) Bản thuyết minh báo cáo tài chính;
Bản thuyết minh báo cáo tài chính dùng để mô tả mang tính tường thuật hoặc hoặc phân tích các thông tin số liệu đã được trình bày trong Bảng cân đối tài khoản, Báo cáo thu chi cũng như các thông tin cần thiết khác theo yêu cầu của các chuẩn mực kế toán cụ thể. Bản thuyết minh báo cáo tài chính cũng có thể trình bày những thông tin khác nếu cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp xét thấy cần thiết cho việc trình bày trung thực, hợp lý báo cáo tài chính.
d) Các báo cáo khác theo quy định tại pháp luật.
3. Báo cáo tài chính của đơn vị kế toán thuộc hoạt động kinh doanh gồm:
a) Bảng cân đối kế toán:
Bảng cân đối kế toán được hiểu là một bảng tóm tắt ngắn gọn về những gì mà doanh nghiệp có, sở hữu và những gì mà doanh nghiệp nợ ở một thời điểm nhất định. Nói rõ hơn, bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính ở một thời điểm nhất định.
Một bảng cân đối kế toán phải chỉ rõ tài sản cố định của doanh nghiệp (doanh nghiệp có cái gì), tài sản ngắn hạn (doanh nghiệp cho nợ những khoản nào), nợ ngắn hạn (những khoản doanh nghiệp nợ và phải trả trong thời gian ngắn), nợ dài hạn và vốn chủ sở hữu.
Tài sản cố định gồm:
- Tài sản hữu hình – nhà xưởng, đất đai, máy móc, máy tính, các tài sản vật chất khác
- Tài sản vô hình – uy tín, quyền sở hữu trí tuệ, phát minh sáng chế, thương hiệu, tên miền website, các khoản đầu tư dài hạn
Tài sản vãng lai là những tài sản ngắn hạn mà giá trị của chúng có thể dao động từ ngày này qua ngày khác, nó bao gồm:
- Cổ phiếu
- Bán thành phẩm
- Tiền nợ của khách hàng
- Tiền mặt tại ngân hàng
- Các khoản đầu tư ngắn hạn
- Các khoản trả trước – ví dụ tiền thuê
- Các khoản nợ vãng lai là các khoản nợ phải trả trong vòng một năm của doanh nghiệp, nó bao gồm: Tiền nợ các nhà cung cấp, Các khoản vay dài hạn, rút quá ở ngân hàng hoặc các khoản mục tài chính khác, Thuế phải trả trong một năm
- Các khoản nợ dài hạn, gồm: Các khoản nợ đến kỳ hạn sau một năm – các khoản vay hoặc tài chính đến hạn phải trả sau một năm.
- Vốn chủ sở hữu và dự trữ: vốn cổ phần và lợi nhuận để lại.
b) Báo cáo kết quả kinh doanh
Báo cáo kết quả kinh doanh hay còn gọi là bảng báo cáo lãi lỗ, chỉ ra sự cân bằng giữa thu nhập (doanh thu) và chi phí trong từng kỳ kế toán. Bảng báo cáo này phản ánh tổng hợp tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh theo từng loại trong một thời kỳ kế toán và tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước. Báo cáo còn được sử dụng như một bảng hướng dẫn để xem xét doanh nghiệp sẽ hoạt động thế nào trong tương lai.
Báo cáo kết quả kinh doanh gồm 2 phần:
Lãi lỗ
- Thể hiện toàn bộ lãi (lỗ) của hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động tài chính. Bao gồm:
- Doanh thu: bao gồm tổng doanh thu, thuế tiêu thụ đặc biệt, chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại, doanh thu thuần
- Giá vốn hàng bán: Phản ánh toàn bộ chi phí để mua hàng và để sản xuất
- Chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh: bao gồm chi phí lưu thông và chi phí quản lý
- Lãi (hoặc lỗ): phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ.
Tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước: Bao gồm các chỉ tiêu phản ánh nghĩa vụ đối với nhà nước của doanh nghiệp và các khoản thuế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí hoạt động công đoàn, các khoản chi phí và lệ phí,..
c) Bản thuyết minh báo cáo tài chính
Bản thuyết minh báo cáo tài chính dùng để mô tả mang tính tường thuật hoặc hoặc phân tích các thông tin số liệu đã được trình bày trong Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cũng như các thông tin cần thiết khác theo yêu cầu của các chuẩn mực kế toán cụ thể. Bản thuyết minh báo cáo tài chính cũng có thể trình bày những thông tin khác nếu doanh nghiệp xét thấy cần thiết cho việc trình bày trung thực, hợp lý báo cáo tài chính.
Bản thuyết minh báo cáo tài chính gồm có:
- Đặc điểm hoạt động của công ty
- Kỳ kế toán, đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán
- Chuẩn mực và chế độ kế toán áp dụng
- Các chính sách kế toán áp dụng
- Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong Bảng cân đối kế toán
- Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
- Thông tin bổ sung cho Báo cáo tình hình biến động vốn chủ sở hữu
d) Báo cáo lưu chuyển tiền mặt
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hay báo cáo dòng tiền mặt là một loại báo cáo tài chính thể hiện dòng tiền ra và dòng tiền vào của một tổ chức trong một khoảng thời gian nhất định (tháng, quý hay năm tài chính).
Báo cáo này là một công cụ giúp nhà quản lý tổ chức kiểm soát dòng tiền của tổ chức. Bảng báo cáo dòng tiền mặt thông thường gồm có:
Dòng tiền vào:
- Các khoản thanh toán của khách hàng cho việc mua sắm hàng hóa, dịch vụ
- Lãi tiền gửi từ ngân hàng
- Lãi tiết kiệm và lợi tức đầu tư
- Đầu tư của cổ đông
Dòng tiền ra:
- Chi mua cổ phiếu, nguyên nhiên vật liệu thô,hàng hóa để kinh doanh hoặc các công cụ
- Chi trả lương, tiền thuê và các chi phí hoạt động hàng ngày
- Chi mua tài sản cố định – máy tính cá nhân, máy móc, thiết bị văn phòng,…
- Chi trả lợi tức
- Chi trả thuế thu nhập, thuế doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng và các thuế và phí khác